8 xu hướng thích nghi của ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp xây dựng đã và đang tích cực tìm kiếm những giải pháp để chèo lái công ty vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế bởi đại dịch Covid-19. Và đến nay, các đơn vị đã có được những kết quả khởi sắc hơn nhờ linh hoạt áp dụng nhiều xu hướng trong quá trình hoạt động. Ngoài những giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả đáng kể thì trong tương lai, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp sẽ đi theo xu hướng nào để thích nghi với tình trạng hiện nay?

Doanh nghiệp xây dựng dân dụng và công nghiệp sẽ thích nghi với những xu hướng nào trong tương lai?

1. Lấy khách hàng làm trung tâm và xây dựng thương hiệu

Trong bất cứ lĩnh vực nào thì khách hàng luôn là yếu tố quyết định sự sống còn, với ngành xây dựng cũng vậy. Thế nên, trong quá trình hoạt động và quản trị doanh nghiệp, chúng ta cần thường xuyên đảm bảo rằng phải lấy khách hàng làm trung tâm. Điều này sẽ tạo sự tin tưởng và tôn trọng từ khách hàng trong mọi hoàn cảnh.

Cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và niềm tin của khách hàng là thương hiệu. Thương hiệu giúp củng cố niềm tin với khách hàng cũ và tăng sự chú ý hơn với khách hàng mới. Tuy nhiên, một thương hiệu mạnh nào cũng cần thời gian để xây dựng, tích lũy. Và doanh nghiệp có thể hướng đến việc sử dụng một giải pháp công nghệ để phát triển thương hiệu của mình.


Doanh nghiệp xây dựng cần thích nghi xu hướng lấy khách hàng làm trọng tâm và bắt đầu xây dựng thương hiệu

2. Hướng đến tính bền vững

Hiện nay, yếu tố bền vững đã và đang được các người tiêu dùng và sản xuất quan tâm. Nhưng các ngành liên quan đến xây dựng đều có lượng khí thải khá cao. Do đó, trong tương lai các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải chịu áp lực cắt giảm khí thải rất lớn. 

Để giảm lượng khí thải độc hại, doanh nghiệp sẽ cần phải xem xét đến nguồn nguyên liệu, tìm những vật liệu phù hợp thay thế để sản xuất bền vững hơn. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất cần xét đến yếu tố tiêu thụ nước, bụi, tiếng ồn và chất thải khác,...

3. Đầu tư vào công nghệ

Với những lợi ích tuyệt vời từ việc chuyển đổi số, doanh nghiệp xây dựng có thể nhanh chóng tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Một khung trao đổi dữ liệu chung cho phép các nhóm dự án nắm bắt thông tin dự án kịp thời và chính xác. Và trong quá trình sản xuất có thể tự động hóa, tích hợp trí tuệ nhân tạo AI để phân tích dữ liệu đưa ra những phương án hiệu quả.

Tham khảo ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ERP - PHƯƠNG THỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THỜI CÔNG NGHỆ SỐ


Ngành xây dựng cần hướng đến các giải pháp công nghệ để hiện đại hóa quy trình làm việc

4. Phát triển con người, tài nguyên, nguồn lực

Đội ngũ lao động là nguồn lực sản xuất chính cho doanh nghiệp, vì vậy cần phải chú trọng tăng cường năng lực và trình độ. Một đội ngũ lao động có kinh nghiệm và kỹ năng cao sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao hơn.

Đồng thời, để ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ cần đầu tư vào lực lượng lao động thông minh, có trình độ học vấn, đa dạng,... Tuy sự đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực và tài nguyên khá tốn kém nhưng kết quả mang lại cho doanh nghiệp sẽ rất xứng đáng.

5. Quản trị chuỗi giá trị của ngành

Để quá trình đổi mới diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn thì doanh nghiệp cần chủ động sở hữu hoặc kiểm soát các hoạt động quan trọng dọc theo chuỗi giá trị. Quản trị các dự án như thiết kế, công nghệ, chuỗi cung ứng, lắp ráp tại chỗ,...Mục tiêu này có thể đạt được nhờ vào quá hợp tác hoặc tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại.


Quản trị chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng đổi mới nhanh chóng và hiệu quả hơn

6. Chuyên môn hóa theo phân khúc

Nhằm tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ phải tạo ra sự khác biệt và khẳng định thương hiệu một ở phân khúc và thị trường ngách bằng cách chuyên môn hóa. Sự chuyển đổi theo hướng chuyên môn hóa sẽ tồn tại nhiều thách thức và rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực quản trị dự án và có kiến thức đa dạng hơn.


Chuyên môn hóa giúp doanh nghiệp xây dựng khẳng định thương hiệu và có cơ hội dẫn đầu

7. Tiếp cận dựa trên thế mạnh của sản phẩm

Xu hướng sản xuất dựa trên sản phẩm phổ biến hiện này là xây dựng tiền chế. Doanh nghiệp có thể nhắm đến thị trường ngách này để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đã được chuẩn hóa nhưng có thể tùy chỉnh linh hoạt khi sử dụng. Tại công trường, khi bắt đầu xây dựng công nhân chỉ cần vận chuyển và lắp ráp. 

8. Củng cố hệ thống quản trị

Một đơn vị có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững cần có hệ thống tổ chức hiệu quả và ổn định để đưa ra những chiến lược phù hợp. Và giải pháp ERP sẽ là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết tốt bài toán quản trị tổ chức.


Giải pháp quản trị tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp xây dựng

Chung quy lại, các doanh nghiệp cần chú ý xác định mục tiêu là khách hàng, sau đó quản trị tốt hệ thống tổ chức từ phát triển nhân lực, hiện đại quá trình sản xuất, sử dụng các giải pháp công nghệ để chuyên môn hóa và khẳng định thương hiệu của mình. Hy vọng với 8 xu hướng được chia sẻ trên đây có thể giúp các doanh nghiệp xây dựng xem xét và thích nghi trong bối cảnh kinh tế phức tạp hiện nay. 

Nếu bạn đang “đau đầu” trong việc tìm kiếm một giải pháp chuyển đổi số phù hợp với đặc thù hiện tại của doanh nghiệp, hãy yên tâm lựa chọn giải pháp ERP tại XBOSS vì:

  • XBOSS sở hữu nền tảng công nghệ vượt trội

  • Cung cấp giải pháp giải trị đặc thù ngành xây dựng

  • Có đội ngũ triển khai giàu kinh nghiệm

Mọi thông tin chi tiết, quý đối tác có thể tham khảo tại đây: https://xaydung.xboss.com